Tẩy trắng răng có hại không? Những kiến thức cơ bản về tẩy trắng

Tẩy trắng răng là phương pháp tác động làm thay đổi màu sắc của răng, giúp răng trắng sáng hơn. Tuy nhiên vẫn còn nhiều câu hỏi xoay quanh phương pháp này. Tẩy trắng răng có gây hại cho răng không? Có làm mòn men răng không? Có để lại biến chứng sau này không? Tẩy răng như thế nào mới đúng? Những gì cần lưu ý khi tẩy trắng?

Rất nhiều người muốn răng trắng hơn để tự tin trong giao tiếp nhưng lại còn e ngại vì chưa hiểu rõ phương pháp này. Vậy hãy cùng MEDENT “giải mã” phương pháp tẩy trắng răng. Hiểu rõ tình trạng răng bạn đang thuộc loại nào và nên áp dụng phương pháp nào cho phù hợp

1.  Tẩy trắng răng là gì?

Tẩy trắng răng là phương pháp dùng các chất oxy hoá cho thấm qua lớp men, khi kết hợp với năng lượng ánh sáng sẽ tạo ra phản ứng oxy hóa khử, giải phóng oxy nguyên chất, thấm vào cắt đứt chuỗi protein màu trong răng, giúp răng trắng sáng hơn so với màu răng ban đầu mà không làm tổn hại bề mặt răng hay bất kỳ yếu tố nào trong răng.

Tẩy tráng răng có hại không
Một trong những sản phẩm tẩy trắng bạn thường thấy nhất trên thị trường

Có 2 loại Oxy hoá dùng cho tẩy trắng phổ biến nhất hiện nay là: Carbamide Peroxide (tẩy trắng tại nhà) và Hydrogen Peroxide (tẩy trắng tại phòng khám)

Hãy điểm qua các lý do khiến răng bị nhiễm màu nhé!

2.  Các nguyên nhân gây nhiễm màu răng

Nhiễm màu trên bề mặt răng

  1. Sử dụng thực phẩm, đồ uống có màu: nước ngọt, cà phê, cà-ri, sốt cà chua,.. hoặc thức uống có cồn: rượu,bia,…
  2. Thuốc lá: Nhựa thuốc lá kết hợp với lớp màng mỏng trên răng làm răng bị xỉn màu. Vì thế nếu hút thuốc trong thời gian dài sẽ khiến răng ố vàng mất thẩm mỹ.
  3. Vệ sinh răng miệng kém: Đánh răng và dùng chỉ nha khoa không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho thức ăn thừa và vi khuẩn bám vào men răng, khiến răng sậm màu hơn.
  4. Nước súc miệng: Các nước súc miệng chứa Chloherxidine, Hexetidine có thể làm răng nhiễm màu nếu sử dụng trong thời gian dài.

Xem thêm:  9 Lý do bạn nên thăm khám răng thường xuyên hơn

Nhiễm màu sâu bên trong cấu trúc răng

  1. Do tuổi tác: Theo thời gian, lớp ngoài men răng bị mòn dần, tiếp xúc với càng nhiều loại thực phẩm – đồ uống có sắc tố gây nhiễm màu khiến tình trạng răng bị nhiễm màu trở nên trầm trọng hơn.
  2. Do di truyền: Màu răng có thể di truyền trong cấu tạo men răng dày hoặc mỏng. Nếu lớp men này càng mỏng, càng thấy rõ ngà răng vàng bên trong. Nếu hầu hết thành viên trong gia đình có hàm răng xỉn màu, nguy cơ bạn cũng bị vàng răng rất cao.  
  3. Nhiễm kháng sinh Tetracycline: Các hoạt chất trong kháng sinh Tetracycline khuyếch tán vào mô canxi hóa mới hình thành, khiến các muối của nguyên tố màu thấm vào ngà khiến răng bị nhiễm màu. Nếu người mẹ uống thuốc này khi đang mang thai hoặc trẻ em uống trước 7 – 8 tuổi, răng có thể bị đổi màu trên toàn bộ hàm hoặc chỉ ở một vùng nào đó. Nhiễm màu Tetracycline có thể chia 4 mức độ: vàng, nâu, xám, tím.
  4. Thừa Florua: Florua có khả năng tẩy trắng răng và giảm sâu răng (có trong kem đánh răng và nguồn nước hằng ngày). Tuy nhiên khi dùng quá liều sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc răng, làm đổi màu răng.

3.  Tẩy trắng răng có an toàn không?

Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều phương pháp tẩy trắng răng. Việc tẩy trắng răng được chứng minh là hoàn toàn không gây nguy hiểm cho sức khoẻ răng miệng, không làm hại men răng, không làm thay đổi cấu trúc răng nếu được thực hiện đúng cách.

Để có thể tẩy trắng răng an toàn và hiệu quả, bạn hãy đến phòng khám nha khoa có uy tín để đảm bảo thuốc tẩy trắng và đèn tẩy trắng chính hãng.

Trong trường hợp bạn muốn tẩy răng tại nhà, Philips Zoom NiteWhite là lựa chọn phù hợp cho bạn. Tuy nhiên bạn vẫn phải đến gặp nha sĩ lần đầu tiên để nhận được lời khuyên cho quá trình tẩy trắng.

Kết quả và thời gian tẩy trắng có thể khác nhau ở mỗi người, tuỳ vào tình trạng nhiễm màu ban đầu.

Tẩy tráng răng có hại không
Răng trước và sau khi tẩy trắng

Có một số trường hợp không nên tẩy trắng răng:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú, vì những hoạt chất có trong thuốc tẩy trắng răng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ sau này.
  • Trẻ em chưa đủ 16 tuổi, do thuốc tẩy trắng răng có thể gây kích thích tủy, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn.
  • Người đang mắc bệnh viêm nha chu, răng sâu, mòn cổ răng, hở cổ chân răng.
  • Người có dấu hiệu dị ứng với thuốc tẩy trắng.

Thực tế có một số trường hợp cảm thấy ê buốt khi tẩy trắng răng. Tuy nhiên đừng quá lo lắng, đây không phải là triệu chứng nguy hiểm, xảy ra khoảng 60% các ca tẩy trắng. Vì lớp ngà răng có các ống mang cảm giác nên khi được tác động, nó sẽ gây ê buốt ở mức độ nhẹ trong vài ngày, không có gì đáng lo.

4.  Các phương pháp tẩy trắng răng phổ biến

Tẩy trắng răng tại phòng khám nha

Bạn thường trải qua 3 bước trong liệu trình tẩy trắng răng tại phòng nha gồm: Cạo vôi, đánh bóng và tẩy trắng răng. Nha sĩ sẽ kết hợp giữa thuốc có nồng độ tẩy trắng cao 35 – 37% và chùm ánh sáng với cường độ mạnh để kích hoạt thuốc ngấm sâu hơn.

Trước khi sử dụng thuốc tẩy trắng, bác sĩ đeo dụng cụ bảo vệ môi, nướu, khoang miệng; đồng thời bôi thêm thuốc chống ê buốt để khách hàng cảm thấy thoải mái.

Đặc điểm nổi trội của phương pháp này là thực hiện nhanh chóng, có tác dụng ngay cả trường hợp nhiễm màu nặng, màu vàng sậm, nhiễm màu do Tetracycline, Fluorosis, răng hàm trên và hàm dưới được tẩy trắng cùng lúc, cho cả hai hàm răng trắng đều tự nhiên.

Tẩy tráng răng có hại không
Tẩy tráng răng tại phòng khám

Tẩy trắng tại nhà (đeo máng răng)

Bác sĩ sẽ lấy dấu răng của bạn và làm cho bạn một máng răng vừa vặn. Máng được làm bằng nhựa plastic trong suốt và hoàn toàn an toàn cho răng, nướu bạn. Nó có nhiệm vụ giữ thuốc tẩy trắng, không cho nước bọt tràn vào làm ảnh hưởng quá trình tẩy trắng răng. Bác sĩ sẽ cung cấp thuốc có nồng độ tẩy trắng từ 10 – 15% và hướng dẫn chi tiết cách sử dụng máng tẩy và xử lý những tình huống có thể xảy ra.

Tẩy tráng răng có hại không
Tẩy tráng răng tại nhà bằng cách đeo máng

5.  Những lưu ý khi tẩy trắng răng

  • Trước khi tẩy trắng, cần làm sạch cao răng, điều trị dứt điểm sâu răng, viêm nướu, nha chu, phục hồi các cổ răng bị mòn, chống ê buốt nếu răng quá nhạy cảm.
  • Trường hợp răng nhiễm màu nặng, bạn có thể kết hợp cả 2 phương pháp tẩy tại phòng khám và đeo máng tại nhà để đạt hiệu quả như mong muốn.
  • Sau khi tẩy 2 tuần, nên kiêng thực phẩm và đồ uống có màu, tránh uống nước quá nóng hoặc quá lạnh, chăm sóc răng miệng thật kỹ giúp hạn chế nhiễm màu lại.
  • Thắc mắc nếu nhiều lần tẩy trắng răng có hại không? Thực sự có hại nếu tùy ý mua và sử dụng thuốc tẩy bên ngoài mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ nha khoa, răng ít nhiều cũng bị tác động.
  • Lựa chọn địa chỉ khám uy tín: Hiện nay, do tình trạng tẩy trắng răng được thực hiện tràn lan tại nhiều cơ sở không đầy đủ trang thiết bị, bác sĩ không tư vấn rõ ràng hoặc một số người tự mua thuốc tẩy trắng răng tại nhà, dẫn đến tình trạng làm bỏng nướu răng, viêm tủy. Vì vậy, cần tìm đến các trung tâm nha khoa đáng tin cậy để mang lại hiệu quả tối ưu, an toàn cho sức khỏe răng miệng.

Xem thêm: Philips Zoom NiteWhite – những thông tin cần biết khi muốn tẩy trắng răng tại nhà


Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc vấn đề nào, hãy để cho MEDENT được biết ngay, chúng tôi sẽ cho bạn những lời khuyên và giải pháp tốt nhất. Liên hệ với chúng tôi qua Fanpage facebook hoặc gọi cho số hotline: 18006575

MEDENT – SOLUTIONS FOR DENTISTRY