Laser siêu xung trong nha khoa

Laser siêu xung là gì?

Có nhiều phương pháp để thực hiện các thủ thuật và phẫu thuật mô mềm nhỏ trong miệng. Những phương pháp xâm lấn tối thiểu với khả năng chữa lành nhanh chóng rất lý tưởng và ngày nay là tiêu chuẩn vàng trong tất cả các khía cạnh chăm sóc nha khoa. Laser nha khoa là một thiết bị đáp ứng các mục tiêu này. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về laser nha khoa, đặc biệt là loại laser diode siêu xung mới.

Bài viết sẽ giúp bạn đọc:

  1. Hiểu về lịch sử laser.
  2. Có kiến thức làm việc về laser nha khoa và công dụng của nó trong phẫu thuật mô mềm.
  3. Xác định sự khác biệt giữa laser diode truyền thống và laser siêu xung.
  4. Chọn đúng laser và thiết lập để chăm sóc đúng cách.
Danh mục

LASER NHA KHOA LÀ GÌ?

Giới thiệu về laser nha khoa

Laser nha khoa đã được ứng dụng trong lĩnh vực chăm sóc trong/ngoài miệng xâm lấn tối thiểu và đa phần đều nghĩ chúng không nguy hiểm. Trong một cuộc khảo sát với bệnh nhân về nhận thức của họ trong laser, 69% nghĩ rằng việc khám chữa răng sẽ được thực hiện dễ dàng hơn. Ngoài ra, laser cung cấp sự thoải mái sau phẫu thuật, và chữa lành nhanh chóng. Bài viết này sẽ tập trung vào việc sử dụng laser diode và laser diode bước sóng kép để đạt được các mục tiêu này.

Lịch sử laser nha khoa

Laser ứng dụng đầu tiên được tạo ra bởi Theodore H. Maiman vào năm 1960 sử dụng “đèn flash công suất cao trên một thanh ruby với bề mặt tráng bạc”.

Laser diode đầu tiên được giới thiệu vào năm 1962 bởi Robert N. Hall, với bước sóng 850 nm sử dụng gallium arsenide.

Stern và Sognnaes công bố báo cáo sơ bộ cho thấy khả năng của một “ruby laser có thể hoá hơi men răng.

Từ đó, đã có thêm nhiều laser sử dụng các vật liệu khác nhau để tạo ra một bước sóng cụ thể phù hợp cho các mục đích khác nhau. Một số bao gồm carbon dioxide (CO2), neodymium: yttrium aluminum garnet (Nd:YAG), và diode, dùng nhiều cho ứng dụng nha khoa.

Nguyên lý hoạt động của laser nha khoa

Laser hoạt động bằng cách sử dụng màu sắc, độ chính xác của một bước sóng cụ thể. Khi ánh sáng tia laser được chuẩn trực, hoặc tụ hẹp lại, nó có thể giữ trạng thái đó ở một khoảng cách xa, và kết hợp hoặc đồng bộ theo pha, cho tiêu điểm cường độ cao. Lựa chọn laser dựa trên phương thức hoạt động của laser trên loại mô cụ thể. Laser mô cứng để điều trị xương và răng và các cấu trúc mô cứng khác trong khi laser mô mềm điều trị cấu trúc mô mềm như nướu.

LASER DIODE TRUYỀN THỐNG VÀ LASER SIÊU XUNG TRONG NHA KHOA

Laser Diode

Hiện nay có rất nhiều laser trên thị trường có thể điều trị mô mềm, (ví dụ CO2, Er-YAG) người ta có xu hướng làm laser diode để giảm chi phí. Laser diode cho phẫu thuật mô mềm trong miệng thường được dùng trong quang phổ hồng ngoại với bước sóng giữa 810-980nm. Laser diode trong khoảng này có thể hấp thụ tốt bởi các chromophores trong mô như niêm mạc miệng và nướu.

Ngoài ra, toàn bộ laser diode mô mềm có khả năng xử lý trên mô mềm; tuy nhiên, các bước sóng khác nhau cho khả năng cắt khác nhau.

  • Bước sóng 810nm cho khả năng làm đông máu vượt trội & phù hợp cho các khu vực diện tích lớn cần phẫu thuật và các khu vực có mạch máu.
  • Bước sóng 980nm phù hợp với các khu vực mô mịn cần cắt bỏ, nó phù hợp với các khu vực mô ít mạch máu.

Ở đây ta có một số laser nha khoa từ các hãng lớn như SIROlaser Advance Dentsply Sirona, Picasso Lite AMD, epic 10 Biolase, và Precise SHP CAO Group Inc. (Hình 1: a, b, c, d)

Các loại máy laser diode truyền thống trong nha khoa
Các loại máy laser diode truyền thống trong nha khoa

Laser siêu xung trong nha khoa

Thông số phân biệt đẳng cấp giữa các laser siêu xung so với laser thường là công suất cực đại. Không giống như laser diode truyền thống, công suất trung bình của laser siêu xung có thể lớn hơn từ 7-10 lần. Có một số laser siêu xung hiện đang có bao gồm Gemini, (Ultradent (South Jordan, UT) (Hình 2), Epic Pro Diode Laser (Biolase, Irvine, CA)(Hình 3) Sirolaser Blue (Dentsply Sirona, York, PA)(Hình 4).

Công nghệ laser siêu xung và công suất cực đại 20 watts cho phép hồi phục nhiệt giữa các xung và cắt “ngọt” hơn đồng thời ít bị cháy mô hơn so với laser bức xạ sóng liên tục. Khi 2 diodes (810 và 980), mỗi cái công suất 10watts, được kích hoạt cùng lúc, ta đạt được công suất cực đại 20watts.

Những máy laser siêu xung phổ biến nhất hiện nay
Những máy laser siêu xung phổ biến nhất hiện nay

NHÓM MANG MÀU - CHROMOPHORES

Theo ADA Standards Committee on Dental Products Working Group về Dental Lasers, cơ chế của phẫu thuật laser hoạt động bằng cách chọn lọc ảnh hưởng đến chromophor. Một echromophore là một phần của phân tử chịu trách nhiệm cho màu sắc của nó và nó hấp thụ các bước sóng ánh sáng cụ thể. Các chromophore mà laser diode 810nm nhắm đến là hemoglobin và melanin, trong khi mục tiêu của laser diode 970-980nm là nước. Điều này giúp ta chọn lọc hiệu quả hơn khi thực hiện phẫu thuật trên mô mềm miệng, bởi bản chất của nó có chứa một lượng lớn melanin và hemoglobin. Chính cơ chế hoạt động rất đặc biệt này cho phép sử dụng laser diode một cách an toàn khi tiếp xúc trực tiếp với các cấu trúc không chứa các chromophore này như phục hình và implant.

Phẫu thuật mô xảy ra khi các chromophore hấp thụ bước sóng cụ thể của chúng (trong trường hợp này là 810nm) và bay hơi thông qua hệ thống quang nhiệt của laser. Điều này tạo nên một loạt các tác động tích cực trong quá trình phẫu thuật và giảm thiểu và thậm chí loại bỏ các vấn đề phổ biến sau phẫu thuật.

Trong bất kỳ phẫu thuật laser nào cũng có những tác động tức thời hoặc chủ yếu như chảy máu, sưng và tổn thương mô nhiệt và có những tác dụng sau phẫu thuật hoặc thứ phát như đau, nhiễm trùng và làm lành vết thương. Các thông tin sau đây sẽ xem xét các vấn đề này và ảnh hưởng của chúng do phẫu thuật laser.

LỢI ÍCH CỦA LASER SIÊU XUNG TRONG NHA KHOA

Cầm máu và kháng viêm

Một vết thương do tia laser siêu xung tạo ra sẽ rút ngắn đáng kể giai đoạn đầu của phản ứng lành thương: chảy máu và đông máu. Điều này là do tác dụng cầm máu của laser diode, được ghi nhận tốt.

Nhờ cầm máu tức thời nên có thể giảm thiểu đáng kể tình trạng chảy máu sau co mạch và giãn mạch thường được điều hòa bởi histamine, prostaglandin, kinin và leukotrien. Bằng cách giảm đáng kể hay loại bỏ hẳn giai đoạn cầm máu, bác sĩ có thể dễ dàng làm việc ở khu vực khô ráo và viêm tấy giảm rõ rệt. , Điều này cần đến khả năng cắt gọn, chính xác, xử lý nhẹ nhàng các mô và tránh hoại tử cạnh mô. Ngoài ra, cầm máu giúp bác sĩ dễ nhìn tình trạng trong miệng, và làm giảm sự hình thành khối máu tụ.

Giảm đau

Việc cắt / đốt các sợi thần kinh tiếp xúc giúp giảm đáng kể sự khó chịu sau phẫu thuật. Việc sử dụng laser diode 810nm mang lại lợi ích bổ sung cho phẫu thuật như ít gây phù nề và đau sau phẫu thuật.

Tác dụng diệt khuẩn

Tác dụng diệt khuẩn của laser diode làm giảm hoặc loại bỏ nguy cơ nhiễm trùng. Tác dụng có lợi này không chỉ lý tưởng cho phẫu thuật mà còn trong việc kiểm soát bệnh nha chu. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các phương pháp cơ học của điều trị nha chu đơn thuần có thể không loại bỏ được hệ thực vật gây bệnh xâm lấn mô (tissue-invasive pathogenic flora).

Do đó, cần hết sức chú ý các biện pháp kháng khuẩn bổ trợ. Một nghiên cứu của Gokhale et al đã được thực hiện để đánh giá hiệu quả của laser diode như là một công cụ bổ trợ cho phẫu thuật mở ổ cơ học (debridment) trong phẫu thuật vạt nha chu, trên cơ sở các thông số lâm sàng và phân tích vi sinh. Tại đây, tổng cộng có 30 bệnh nhân bị viêm nha chu mãn tính tổng quát với độ sâu thăm dò >5 mm sau khi điều trị giai đoạn I đã được đưa vào nghiên cứu. Diode laser đã được sử dụng như một công cụ bổ trợ để mở ổ vạt (thử nghiệm) so với phẫu thuật vạt thông thường (kiểm soát) trong thiết kế nghiên cứu split-mouth.

Nghiên cứu kết luận rằng bệnh nhân dễ chịu với laser diode hơn và hiệu quả diệt khuẩn của laser diode được thể hiện rõ ràng với việc giảm nhiều hơn các đơn vị hình thành cụm vi khuẩn kỵ khí bắt buộc (obligate anaerobes) trong nhóm thử nghiệm so với nhóm đối chứng.

Vùng ngoại tử (Zone of Necrosis)

Bởi các đặc tính vốn có của laser diode trong quá trình phẫu thuật cơ bản là gây tổn thương mô tế bào, kể cả quản lý cẩn thận, có vấn đề về tổn thương liên đới tới các mô lân cận. Khi tổn thương liên đới không được quản lý đúng cách thông qua việc sử dụng hợp lý đầu ra laser thông qua các chế độ làm việc, (ví dụ thiết lập công suất), mô liền kề có thể bị hư hại không thể khắc phục. Khu vực thiệt hại này được gọi là khu vực hoại tử (Hình 4a). Giảm tổn thương liên đới từ laser diode liên quan về mặt lâm sàng tới việc thúc đẩy quá trình lành vết thương (Hình 4b). Do đó, việc thiết lập các thông số laser phù hợp với đặc tính hấp thụ của mô sẽ làm giảm tổn thương liên đới mô nhiệt trong khi vẫn duy trì khả năng cắt chấp nhận được.

Một cuộc điều tra của Goharkhay, et al đã xác định các đặc điểm vết cắt và tổn thương mô mềm do các vết cắt tiêu chuẩn bằng cách sử dụng một loạt các chế độ và thông số laser của laser diode ở bước sóng 810nm. Kiểm tra mô học để xác minh thiệt hại mô dọc và ngang cũng như độ sau và rộng vết cắt.

Không có tổn thương laser có thể nhìn thấy bằng mắt thường trong xương nằm dưới các vết mổ trong phạm vi từ 0,5-4,5 watt. Kết luận cho thấy laser siêu xung thể hiện khả năng cắt vượt trội. Ngoài ra, vùng tổn thương có thể chịu đựng rõ ràng cho thấy rằng laser siêu xung là rất hiệu quả và, vì khả năng đông máu tuyệt vời của nó, sự thay thế hữu ích trong phẫu thuật mô mềm khoang miệng. Trên thực tế, vùng hoại tử rất nhỏ đến mức sự thay đổi mô bệnh học của các mẫu sinh thiết liên quan đến phẫu thuật laser siêu xung cho thấy không có sự thay đổi.

Một nghiên cứu lâm sàng của Capodiferro et al. đã nghiên cứu việc sử dụng laser siêu xung và tác động của nó đối với sự thay đổi của sinh thiết tổn thương tiền ác tính và ác tính. Họ phát hiện ra rằng laser siêu xung cung cấp khả năng cầm máu tuyệt vời, giảm đau, chữa lành mà không cần khâu vết thương và quá trình lành vết thương hoàn toàn chỉ sau 20-30 ngày. Trong các mẫu đánh giá mô học, có độ chính xác tốt ở biên phẫu thuật trong khi những thay đổi do tia laser siêu xung gây ra như sự đông tụ của protein chỉ xuất hiện với mật độ năng lượng cao. trong nghiên cứu sơ bộ này, không có khó khăn nào xảy ra với việc quan sát các mẫu và không có sự thay đổi nào được tìm thấy. Khuyến nghị của họ là sử dụng laser siêu xung cho các tổn thương ác tính.

Sự hình thành sẹo

Sự hình thành sẹo xảy ra khi các nguyên bào sợi tiết ra collagen cho phép các nguyên bào sợi bắt đầu biểu hiện sự co rút protein của chúng. Điều này thay đổi chúng từ các tế bào di trú thành một tế bào có thể co lại và khép một vết thương chặt lại với nhau. Khi các protein biểu mô được kéo vào một liên kết đơn hướng (thay vì sự hình thành rổ lưới dệt thông thường), một vết sẹo sẽ hình thành. Tuy nhiên, khi sử dụng tia laser, hoạt tính cao của biểu hiện nguyên bào sợi tạo ra collagen mới và sự liên kết protein bình thường, do đó tạo ra biểu mô khỏe mạnh mà không hình thành sẹo. Với cơ chế hoạt động được giải thích và các lợi ích sinh học được xem xét, báo cáo trường hợp sau đây sẽ mô tả một cuộc phẫu thuật cắt bỏ trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng laser diode 810nm.

CÁC CASE ỨNG ỤNG LASER SIÊU XUNG TRONG THỰC TẾ

Điều trị bằng Laser siêu xung: Trường hợp #1

Bệnh nhân trong case này theo yêu cầu của bác sĩ chỉnh nha của họ để điều trị tăng sinh nướu (xem ảnh bên dưới). Theo Prabhu et al,

“Người ta biết rằng việc lộ nướu quá mức ở vùng răng trước có thể gây tác động rất xấu đến nụ cười và tâm lý của bệnh có thể gây tác động rất xấu đến nụ cười và tâm lý của bệnh mọc răng thụ động thay thế của răng. Những khiếm khuyết này có thể được sửa chữa thông qua phẫu thuật nha chu”.

Trong báo cáo case này mô tả việc kéo dài thân răng thẩm mỹ thành công ở răng hàm trên và răng hàm dưới bằng laser diode.

Trước khi loại bỏ các dây và niềng răng mắc cài, mô đã xác định cần phải phẫu thuật. Vị trí phẫu thuật được gây mê bằng thuốc tê tại chỗ và nhiều giọt Zorcaine 1: 200.000 với epinephrine đã được tiêm bên trong từ giữa răng tiền cối hàm trên

Điều trị bằng Laser siêu xung: Trường hợp #1
Điều trị bằng Laser siêu xung: Trường hợp #1

Ở đây chúng tôi sử dụng laser siêu xung phẫu thuật loại bỏ các mô tăng sinh trong khi vẫn duy trì thẩm mỹ (hình bên dưới). Để đảm bảo tính vô trùng của quy trình, một đầu sợi quang vô trùng dùng một lần được gắn vào tay cầm phẫu thuật. Tia laser được đặt ở chế độ siêu xung và các mô được cắt.

Điều trị bằng Laser siêu xung: Trường hợp #1
Điều trị bằng Laser siêu xung: Trường hợp #1

Điều trị bằng Laser siêu xung: Trường hợp #2

Bệnh nhân trong case này cần hàm giả trên hoàn chỉnh sau khi nhổ số răng trước còn lại. Dây hãm đường giữa hàm trên cho thấy chèn thấp, gần với gai cửa. Để tạo hiệu quả một môi trường thoải mái và lưu giữ cho hàm giả, nên phẫu thuật cắt bỏ dây hãm. Cần lưu ý rằng bệnh nhân không cần phải ngừng chế độ thuốc chống đông máu, một lợi ích của khả năng cắt bỏ bằng tia laser.

Vị trí phẫu thuật được gây mê bằng cách sử dụng thuốc gây tê tại chỗ và vài giọt Zorcaine 1: 200.000 với epinephrine đã được tiêm vào frenal base bilaterally

Điều trị bằng Laser siêu xung: Trường hợp #2
Điều trị bằng Laser siêu xung: Trường hợp #2

Một laser siêu xung được chỉnh qua chế độ siêu xung (super pulse mode) và gắn đầu sợi quang tiệt trùng sử dụng một lần để cắt bỏ mô hãm dính với maxillary anterior ridg

Điều trị bằng Laser siêu xung: Trường hợp #2
Điều trị bằng Laser siêu xung: Trường hợp #2

Năng lượng cao bắn vào vị trí phẫu thuật đã loại bỏ vi khuẩn làm tiệt trùng khu vực này. Nhờ tính chất xâm lấn tối thiểu của thủ tục này, rìa vết thương đã được ngăn chặn co rút lại với nhau cho phép vị trí lành lại với liền sẹo thứ cấp và đạt được số lượng niêm mạc cố định tối đa theo quy định của các mô xung quanh.

Khu vực hoàn thành cho thấy không có dấu hiệu chảy máu và có các khu vực đông máu và một vài vệt cháy xém tối thiểu như trong hình. Điều quan trọng cần nhớ là một vết thương cắt thuộc loại này sẽ liên quan đến các cấu trúc sâu hơn như dây thần kinh, mạch máu và màng xương.

Liên quan đến quá trình lành thương, đóng vết thương niêm mạc phụ thuộc chủ yếu vào bản chất của sự phá vỡ mô. Khi thực hiện thủ thuật này, quá trình lành thương sẽ diễn ra theo liền sẹo thứ cấp và bắt đầu từ dưới lên trên bề mặt với bằng cách lấp đầy mô khiếm khuyết với cả mô hạt và mô liên kết.

Điều trị bằng Laser siêu xung: Trường hợp #3

Bệnh nhân trong case này có một răng cửa trái chưa mọc. Việc mọc chậm này có thể là do một số vấn đề bên trong. Nguyên nhân có thể do vẹo răng i.e, chân răng biến dạng, sai lệch vị trí răng, chen chúc, u răng, hoặc chấn thương răng sữa tương ứng. Nguyên nhân bên trong phổ biến nhất của mọc răng chậm là tắc nghẽn vật lý. Những vấn đề này có thể xuất hiện do dư răng, màng chắn niêm mạc và khối u.

Điều trị bằng Laser siêu xung: Trường hợp #3
Điều trị bằng Laser siêu xung: Trường hợp #3

Trong trường hợp cụ thể này, cần phải loại bỏ màng chắn niêm mạc. Sau khi gây tê cục bộ, laser siêu xung Gemini (Ultradent, Utah) với bước sóng 810 nm đã được sử dụng để thực hiện phẫu thuật cắt lợi trùm (operculectomy) của mô mặt nướu (facial-gingival) của răng cửa trung tâm bên trái hàm trên. Sau điều trị, hoàn toàn không có dấu hiệu chảy máu và vết cháy tối thiểu.

KẾT LUẬN

Laser nha khoa (đặc biệt là laser siêu xung) là một công cụ với khả năng thực hiện các thủ thuật và phẫu thuật mô mềm nhỏ trong miệng. Cần xem xét sử dụng các thiết bị này nếu bạn cần điều trị xâm lấn tối thiểu với khả năng chữa lành nhanh chóng; cải thiện kết quả cuối cùng và sức khỏe bệnh nhân một cách vượt trội.

Máy laser nha khoa SiroLaser Blue
Máy laser nha khoa SiroLaser Blue

Quý Khách Hàng có bất cứ thắc mắc nào về các loại răng sứ hoặc bất kì vấn đề nào khác, hãy liên hệ ngay với MEDENT thông qua Fanpage hoặc gọi cho số Hotline: 18006575. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ cho Quý Khách.

MEDENT – SOLUTIONS FOR DENTISTRY