Amalgam nguy hiểm thế nào? Giải pháp thay thế Amalgam trong nha khoa

Amalgam từng là một vật liệu cực kì phổ biến, đến mức cả những người không trong ngành nha khoa cũng biết đến nó với cái tên “trám bạc” (vì có màu giống như mảnh bạc). Tuy nhiên, vật liệu này chứa một kim loại rất độc hại cho sức khoẻ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Cùng tìm hiểu amalgam là gì và tại sao Bộ Y Tế lại đưa ra khuyến cáo ngưng sử dụng Amalgam trong Nha khoa.

Vật liệu trám Amalgam là gì?

Amalgam là một hỗn hống nha khoa được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới trong hơn 150 năm qua cho điều trị trám răng. Thành phần của Amalgam gồm thuỷ ngân (chiểm khoảng 50% – ở dạng lỏng), bạc 20-35% và các kim loại khác như đồng, thiếc, kẽm        

Amalgam nguy hiểm thế nào? Giải pháp thay thế Amalgam trong nha khoa

Tại sao Amalgam được sử dụng rộng rãi trong một thời gian dài

Có 2 ưu điểm khiến Amalgam được xem là vật liệu trám răng “số 1” trong hơn 150 năm qua trên toàn thế giới: bền và rẻ.

Trám bạc có độ bền cứng rất tốt giúp cho răng ăn nhai lực lớn thì vẫn đảm bảo độ bền chắc lâu dài. Đặc biệt Amalgam có giá thành rất rẻ, rẻ nhất trong các loại vật liệu trám

Sử dụng Amalgam trong nha khoa có nguy hiểm không?

Amalgam là hỗn hống nha khoa chứa thuỷ ngân. Nó giải phóng mức thủy ngân thấp dưới dạng hơi có thể được hấp thụ bởi phổi. Trên thực tế FDA đã có những nghiên cứu để xác định xem nồng độ hơi thuỷ ngân từ Amalgam có gây ra nguy hiểm không? Kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy, nồng độ thuỷ ngân trong chất trám này an toàn cho người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên.

Riêng hệ thống thần kinh của phụ nữ mang thai, thai nhi và trẻ nhỏ sẽ nhạy cảm hơn với các ảnh hưởng của thuy ngân. Vì vậy, FDA khuyến cáo không sử dụng Amalgam đối với phụ nữ mang thai và cha mẹ có con dưới sáu tuổi.

Tuy nhiên, đó là trường hợp ở điều kiện lý tưởng – tức là bệnh nhân sử dụng chất trám Amalgam chỉ hấp thụ lượng thuỷ ngân từ chất trám này. Trong thực tế, những bệnh nhân ngoài việc hấp thự lượng thuỷ ngân từ “trám bạc” còn có nguy cơ hấp thụ thuỷ ngân từ nhiều nguồn khác như ăn những hải sản bị nhiễm thuỷ ngân (đây là nguyên nhân chính), tiếp xúc với thuỷ ngân trong môi trường (một số loại sơn, trang sức, mỹ phẩm có chứa lượng nhỏ thuỷ ngân).

Amalgam nguy hiểm thế nào? Giải pháp thay thế Amalgam trong nha khoa

Lượng thuỷ ngân tích luỹ qua nhiều nguồn khác nhau khi đạt được mức độ phơi nhiễm nhất định sẽ dẫn đến những nguy cơ sức khoẻ: tổn thương não, thận và hệ miễn dịch của trẻ; gây rối loạn trí nhớ; gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa (dạy dày, ruột), hô hấp, thần kinh; ảnh hưởng tới việc sinh đẻ; gây rụng tóc; ung thư da…

Thuỷ ngân trong Amalgam ảnh hưởng thế nào đến môi trường?

Việc dùng Amalgam để hàn răng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường không khí, đất và nước. Hơi thủy ngân trong quá trình tạo ra hỗn hợp amalgam và việc hỏa táng những người hàn răng bằng amalgam gây ra ô nhiễm không khí. Việc xử lý các chất thải amalgam từ các phòng khám nha khoa bằng cách thông thường; hoặc việc chôn lấp những người hàn răng bằng amalgam sẽ gây ra ô nhiễm các vùng đất và vùng nước gần đó.

Chất thải Amalgam đã được xác định là nguồn thủy ngân chính gây ô nhiễm đất vì nó làm giảm hoạt động của vi sinh vật trong đất, giảm độ màu mỡ và năng suất của đất. Sau một khoảng thời gian, thủy ngân trong không khí sẽ lắng xuống nước hoặc trên đất, rồi lại ngấm vào mạch nước. Trong môi trường này, một số sinh vật có thể biến đổi thủy ngân thành dạng độc hơn là methyl thủy ngân.

Amalgam nguy hiểm thế nào? Giải pháp thay thế Amalgam trong nha khoa

Methyl thuỷ ngân vào cơ thể người

Thủy ngân trong hải sản là một dạng độc tính cao của kim loại có tên là methylmercury, được hình thành khi thủy ngân hòa tan vào nước. Tất cả các sinh vật biển có thể hấp thụ methylmercury từ nước, và bắt đầu lan ra thông qua chuỗi thức ăn.

“Sự tích lũy thủy ngân sẽ ngày càng nhiều đối với những loại sinh vật biển có kích thước lớn. Ví dụ, các sinh vật biển nhỏ, chẳng hạn như tôm hấp thụ methylmercury, sau đó bị cá ăn; những con cá này sẽ bắt đầu tích tụ nhiều methylmercury hơn tôm ban đầu.”

Quá trình này tiếp tục tiến triển qua tất cả các chuỗi thức ăn, do đó những con cá lớn hoặc những con cá sống lâu (chúng có thời gian dài tiếp xúc với methyl thủy ngân) chứa rất nhiều lượng methyl thủy ngân à Đây là con đường chính để thuỷ ngân đi vào cơ thể người.

Chấm dứt sử dụng Amalgam trong nha khoa

Trong Công ước Minamata về thủy ngân (ra đời năm 2013 tại Nhật Bản) mà Chính phủ Việt Nam đã tham gia ký kết vào ngày 4 tháng 10 năm 2013 tại Nhật Bản cũng đã coi Amalgam là một chất chứa thủy ngân cần được loại giảm thiểu và và dần loại bỏ khỏi đời sống con người.

Ngày 24/04/2018, Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam đã thông qua khuyến cáo tới toàn thể thành viên các bác sĩ ngành răng hàm mặt nhằm “Chấm dứt sử dụng Amalgam nha khoa trên trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, tiến tới một nền nha khoa không thủy ngân vào năm 2020”

Ngày 25/03/2019 Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã ra Công văn chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh Răng Hàm Mặt trên toàn quốc thực hiện một số việc sau đây: “Không sử dụng Amalgam cho trẻ em dưới 15 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú từ ngày 01/04/2019; Xây dựng lộ trình ngừng sử dụng Amalgam  trong Nha khoa từ ngày 01/01/2021”.

Văn bản khuyến cáo ngừng sử dụng Amalgam trong nha khoa của Bô Y Tế

Giải pháp nào để thay thế Amalgam?

Với sự phát triển của ngành nha, hiện nay có rất nhiều các loại vật liệu không chứa thuỷ ngân có thể thay thế được Amalgam như: composite (trám sứ), glassionomer, plastic ionomer, compomers, gold foil (mạ vàng)….  

Với những vật liệu thay thế trên, composite (trám sứ) là giải pháp tốt nhất và mang lại tính thẩm mỹ vượt trội so với Amalgam. Tuy nhiên khuyết điểm là loại vật liệu này có giá thành khá cao.

Amalgam nguy hiểm thế nào? Giải pháp thay thế Amalgam trong nha khoa

Dựa vào đó, Ivoclar Vivadent đã cho sản xuất một sản phẩm cải tiến sáng tạo mang tên Cention N với mong muốn thay thế miếng trám Amalgam và GIC. tên Cention N là vật liệu trám cơ bản gốc resin, hoá trùng hợp mang nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với Amalgam: Độ bền và tính thẩm mỹ cao, có khả năng ngăn ngừa sâu răng, an toàn, thao tác đơn giản dễ sử dụng, giá thành thấp và bảo vệ môi trường

Xem thêm: Vật liệu trám thay thế hoàn hảo Amalgam

Kết luận

Chất trám Amalgam không chỉ tồn tại những rủi ro nguy hiểm cho người sử dụng mà còn gây hại rất lớn cho môi trường do việc xử lý chất thải thuỷ ngân khá khó và phức tạp. Thậm chí, trong quá trình từ chuẩn bị nguyên liệu cho đến hàn răng cho bệnh nhân mà nha sĩ không thực hiện đúng kỹ thuật và các biện pháp an toàn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho bác sĩ.

Việc loại bỏ Amalgam cần sự hợp tác của các nha sĩ. Các nha sĩ, người tư vấn nha khoa và các chuyên gia trị liệu nha khoa có thể ngăn cản việc người tiêu dùng lựa chọn sử dụng amalgam và khuyến khích họ sử dụng các vật liệu thay thế không chứa thủy ngân khác.


Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc vấn đề nào, hãy để cho MEDENT được biết ngay, chúng tôi sẽ cho bạn những lời khuyên và giải pháp tốt nhất. Liên hệ với chúng tôi qua Fanpage facebook hoặc gọi cho số hotline: 18006575

MEDENT – SOLUTIONS FOR DENTISTRY